Ho là một phản xạ nhằm tống các vật lạ, chất tiết, vi sinh vật... ra khỏi đường hô hấp để bảo vệ đường hô hấp. Ho được xem là cấp khi dưới 3 tuần, bán cấp 3-8 tuần, ho mạn tính khi kéo dài trên 8 tuần.
Bài viết được tư vấn
chuyên môn bởi Bác sĩ Vũ Thị Tâm – Viện nhi Trung Ương với hơn 10 năm kinh nghiệm
về điều trị các bệnh lý về Hô hấp.
Ho kéo dài thường do
các nguyên nhân sau: Viêm mũi xoang, hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản,
viêm phế quản mạn, dãn phế quản, lao, bệnh phổi tăng eosinophil không do suyễn,
ung thư phổi, thuốc hạ áp. Vì có khá nhiều nguyên nhân gây ho mạn tính, nên
chúng ta cần đi khám bác sĩ chuyên khoa hô hấp để xác định đúng bệnh và điều trị
phù hợp. Các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh tùy theo từng nguyên nhân thường
là: công thức máu, X quang phổi, Đo chức năng hô hấp, nội soi dạ dày, CT ngực...
1. Nguyên nhân gây ho về đêm
Ho (và ho về đêm) gồm
có hai loại là ho khan và ho có đờm. Các nguyên nhân ho về đêm có thể gặp bao gồm:
1.1 Nhiễm trùng đường hô hấp
Nguyên nhân gây ho kéo
dài do nhiễm trùng ở nước ta thường do lao phổi.
Triệu chứng gợi ý: Ho
khạc đàm trên 2 tuần, có thể kèm ho ra máu tươi hoặc đàm vướng máu có thể từ ít
đến nhiều, gầy sút, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi đêm, đau ngực,nặng
sẽ gây khó thở.
Chẩn đoán bằng: Chụp X
quang phổi và xét nghiệm đàm.
Bệnh có tính lây lan và
để lại nhiều di chứng nên cần được phát hiện và điều trị sớm.
1.2 Hội chứng chảy dịch mũi sau
Hội chứng chảy dịch mũi
sau xảy ra khi dịch nhày chảy từ khu vực mũi xuống họng. Về đêm hiện tượng này
xảy ra nhiều hơn, dễ hơn do tư thế nằm.
Hội chứng chảy dịch mũi
sau xuất hiện đặc trưng khi cơ thể tiết ra dịch nhày nhiều hơn bình thường, đặc
biệt là khi cơ thể bị cảm lạnh, cúm hay dị ứng. Khi dịch nhày chảy xuống thành
sau họng sẽ kích thích khởi phát phản xạ ho và gây ra hiện tượng ho về đêm.
Các triệu chứng khác của
hội chứng chảy dịch mũi sau bao gồm:
- Đau họng
- Cảm thấy có khối vướng
ở trong họng
- Khó nuốt
- Chảy nước mũi
1.3 Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày
thực quản (gastroesophageal reflux disease - GERD) là một loại trào ngược acid
mạn tính. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi luồng trào ngược từ dạ
dày mang acid ngược lên thực quản. Acid trong luồng trào ngược từ dạ dày có thể
gây kích thích thực quản và khởi phát phản xạ ho.
Các triệu chứng khác của
bệnh trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:
- Ợ nóng
- Đau ngực
- Ợ lên thức ăn hoặc dịch
chua
- Cảm thấy như có khối
nghẹn ở cổ họng
- Ho mạn tính
- Đau họng mạn tính
- Khàn tiếng nhẹ
- Khó nuốt
1.4 Viêm phế quản tăng eosinophil không do suyễn
Là nguyên nhân ngày
càng được công nhận gây ra ho mạn tính chiếm khoảng 20-25 % các nguyên nhân gây
ho mạn tính. Bệnh nhân thường có tiền căn dị ứng.
Chẩn đoán dựa vào có
tăng lượng eosinophil trong đàm >3 %, không ghi nhận tình trạng tắt nghẽn đường
hô hấp. Đáp ứng với điều trị corticoid hít
1.5 Hen phế quản
Hen phế quản là tình trạng
viêm mạn tính đường thở, làm tăng tình trạng co thắt, phù nề, tăng tiết. Và ho
là một trong những triệu chứng tiêu biểu của hen phế quản. Ho trong khi diễn ra
cơn hen bình thường là ho khan, khi kết thúc cơn hen hoặc khi hen phế quản bội
nhiễm là ho có đờm. Ho trong hen phế quản thường xuất hiện vào ban đêm và lúc gần
về sáng.
Với hen phế quản, hiếm
khi xuất hiện duy nhất triệu chứng ho. Các triệu chứng khác bao gồm:
- Thở khò khè
- Khó thở
- Cảm giác nặng ngực hoặc
đau ngực
- Cơn ho hoặc cơn khò
khè
- Tiếng rít khi thở ra
1.6 Dãn phế quản
Chiếm khoảng 4% nguyên
nhân ho kéo dàiTriệu chứng: Ho đàm mạn, có thể kèm ho ra máu, hoặc khó thở thường
là hậu quả của tình trạng nhiễm trùng hô hấp mạn tính, từng nhiễm lao.Chẩn
đoán: X Quang, CT ngực
1.7 Ung thư phế quản
Ho kéo dài chiếm khoảng
2% các trường hợpTriệu chứng gợi ý: Ho mới xuất hiện hoặc thay đổi ở những người
hút thuốc lá lâu năm, ho kéo dài trên một tháng sau ngưng hút thuốc lá, kèm ho
ra máuX nghiệm: X Quang phổi, CT ngực, nội soi phế quản sinh thiết
1.8 Thuốc hạ áp nhóm ức chế men chuyển:
Thường được sử dụng trong cho các bệnh nhân tăng huyết áp, hoặc bệnh lý tim mạchTriệu chứng: ho khan là triệu chứng phổ biến chiếm đến 15% bệnh nhân điều trị bằng nhóm thuốc này. Xuất hiện sau 1 tuần điều trị, hoặc có khi sáu tháng sau khi điều trịHo sẽ chấm dứt sau ngưng thuốc một đến bốn ngày.
2. Cách làm giảm và phòng tránh ho về đêm
Khi gặp phải tình trạng
ho kéo dài uống thuốc không khỏi, người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề sau
đây:
- Không tự ý sử dụng
thuốc: Có nhiều bệnh dẫn đến ho kéo dài, nếu không xác định đúng nguyên nhân mà
tự ý sử dụng thuốc có thể gây tác dụng phụ, biến chứng làm bệnh nặng thêm, hoặc
gây ra hiện tượng nhờn thuốc sẽ rất nguy hại cho sức khỏe.
- Đến gặp bác sĩ chuyên
khoa: Khi gặp phải triệu chứng ho kéo dài không khỏi, bệnh nhân nên đến gặp bác
sĩ càng sớm càng tốt. Việc xác định rõ nguyên nhân và chữa trị theo đúng phác đồ
chuẩn sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả.
- Vệ sinh vùng mũi họng:
Người bệnh nên súc miệng và vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý. Khi
vi khuẩn được tiêu diệt, tình trạng viêm sẽ giảm nhẹ, tình trạng ho giảm rõ rệt.
- Tránh tiếp xúc với
môi trường nhiễm: Tránh xa môi trường độc hại, nhiều khói bụi, lông động vật,...giúp
hạn chế tình trạng ho nặng hơn.
- Tránh các yếu tố gây
kích thích: Bụi, lông của vật nuôi, phấn hoa, khói thuốc lá,... là các tác nhân
gây kích thích. Hãy cố gắng loại bỏ chúng nhiều nhất có thể, chẳng hạn như đóng
cửa sổ phòng ngủ, không để vật nuôi vào trong phòng ngủ, không hút thuốc lá,...
- Uống nhiều nước: Uống
nhiều nước và các chất lỏng lúc này sẽ có tác dụng làm loãng chất nhầy trong
mũi và đờm ở cổ họng, điều này giúp cơn ho về đêm
giảm đi nhanh chóng.
Cân nhắc khi sử dụng
các thuốc không cần kê đơn: Một số thuốc giảm ho và long đờm không cần kê đơn
có thể mua tại các hiệu thuốc, chúng cũng có những tác dụng nhất định, tuy
nhiên không nên quá lạm dụng chúng.