Hiện
nay, bệnh trĩ đang ngày một phổ biến, nhất là với những người làm việc văn
phòng hay phải ngồi nhiều. Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng lại ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt cá nhân và ngày càng phổ biến trong cuộc sống
hiện tại. Có câu "thập nhân cửu trĩ", ý nói có mười người thì chín
người bị bệnh trĩ. Vậy tại sao lại có nhiều người bị trĩ đến vậy, nguyên nhân
do đâu? Cách điều trị như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến Quý độc
giả về các bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ hiệu quả và an toàn.
1. Tìm hiểu về bệnh trĩ?
Trĩ
là tình trạng các tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng giãn, xung huyết thành búi
gây ra triệu chứng chảy máu, đau rát khi đại tiện và/hoặc kết hợp sa búi trĩ ra
ngoài. Trên lâm sàng tùy vào vị trí giải phẫu và tình trạng các búi trĩ sẽ phân
thành trĩ nội, trĩ ngoại.
Trĩ
nội: là tình trạng gốc búi trĩ nằm ở phía trên đường lược. Được chia thành 4 độ:
-
Độ 1: Đại tiện ra máu tươi nhỏ giọt hoặc thành tia, búi trĩ chưa sa ra ngoài.
-
Độ 2: Đại tiện ra máu, búi trĩ sa ra ngoài nhưng tự co lên được.
-
Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài sau đại tiện hoặc răn nhẹ, không tự co lên được, phải
dùng tay đẩy lên.
-
Độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài hoàn toàn, không đẩy lên được
2. Nguyên nhân gây bệnh trĩ là gì?
Theo
Y Học Hiện Đại nguyên nhân chủ yếu của bệnh trĩ là:
-
Chế độ ăn uống sinh hoạt thiếu khoa học, ăn nhiều đồ cay nóng, thiếu chất xơ.
-
Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài
-
Tính chất công việc ngồi nhiều hoặc mang vác nặng
-
Ung thư vùng trực tràng, u hậu môn
-
Do tuổi tác, tuổi càng cao đi kèm nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn (từ 50 trở
lên).
-
Do quan hệ tình dục qua đường hậu môn
Theo
Y Học Cổ Truyền nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ là: do huyết ứ, khí huyết ứ trệ
làm cho mạch phình giãn sa ra ngoài. Do thấp nhiệt (nhiễm khuẩn kéo dài), khí
huyết lưỡng hư (người có tuổi thiếu chất dinh dưỡng thiếu máu lâu ngày) và bất
nội ngoại nhân (ăn uống sinh hoạt không điều độ, lao động mệt nhọc) mà gây bệnh.
3. Các phương pháp điều trị bệnh trĩ
3.1. Phương pháp điều trị bệnh trĩ theo Y Học Hiện Đại
-
Điều trị nội khoa: thay đổi lối sống sinh hoạt điều độ. Các phương pháp can thiệp
như thắt búi trĩ bằng vòng cao su, laser. Kèm theo các loại thuốc có tác dụng
tăng cường sức bền thành mạch, thuốc cầm máu, thuốc kháng sinh khi có nhiễm khuẩn
-
Điều trị ngoại khoa: các phương pháp phẫu thuật hiện tại như Longo, Milligan
Morgan. Phẫu thuật được chỉ định với trĩ chảy máu nhiều, trĩ nội ngoại kết hợp,
trĩ nội đơn thuần, trĩ nội độ 3-4, khi điều trị nội khoa không có kết quả, trĩ
có biến chứng huyết khối..
3.2. Điều trị bệnh trĩ bằng Đông y
Bên
cạnh điều trị bằng Y Học Hiện Đại với những tác dụng phụ khi dùng thuốc như
viêm dạ dày, rối loạn tiêu hoá. Các biến chứng sau phẫu thuật như đau, chảy
máu, vết thương lâu lành,.. thì chữa bệnh trĩ bằng thuốc đông y hiện đang được
nhiều người sử dụng do hiệu quả và tính an toàn cao nếu áp dụng điều trị sớm.
Các
phương pháp điều trị bệnh trĩ theo Y Học Cổ Truyền như: bài thuốc đông y chữa bệnh
trĩ với các vị thuốc có tác dụng tiêu sát trùng giảm đau phục hồi thể trạng,
cao bôi trực tiếp, thuốc ngâm trĩ, cao dán tiêu viêm giảm đau,...
4. Bài thuốc đông y chữa bệnh trĩ an toàn và hiệu quả
Bài thuốc số 1: Áp dụng bệnh trĩ thể huyết ứ (trĩ nội đi ngoài ra
máu, đau, táo bón)
Hoạt
huyết địa hoàng thang gia giảm
Nguyên
liệu:
-
Sinh địa: 16g
-
Đương quy: 12g
-
Hoàng cầm: 10g
-
Ma nhân: 12g
-
Xích thược: 12g
-
Địa du: 12g
-
Kinh giới: 12g
-
Đại hoàng: 04g
-
Hoè hoa: 12g
Cách
dùng: Sắc uống ngày 01 thang chia sáng chiều
Bài thuốc số 2: Áp dụng bệnh trĩ thể khí huyết đều hư (người già
trĩ lâu ngày gây thiếu máu)
Bổ
trung ích khí thang gia giảm
Nguyên
liệu:
-
Đẳng sâm: 12g
-
Cam thảo: 04g
-
Địa du: 06g
-
Hoàng kỳ: 16g
-
Sài hồ: 2g
-
Hoè hoa: 12g
-
Đương quy: 10g
-
Trần bì: 06g
-
Bạch truật: 12g
-
Thăng ma: 08g
-
Kinh giới: 10g
Cách
dùng: Sắc uống ngày 01 thang chia sáng chiều
Bài thuốc số 3: Áp dụng bệnh trĩ thể thấp nhiệt (trĩ ngoại có nhiễm
khuẩn kèm theo)
Hoè
hoa tán gia giảm
Nguyên
liệu:
-
Hoè hoa: 12g
-
Trắc bách diệp: 12g
-
Địa du: 10g
-
Chỉ xác: 08g
-
Bạch thược: 08g
-
Kim ngân hoa: 12g
-
Sinh địa: 16g
-
Cam thảo: 04g
-
Kinh giới: 12g
Cách
dùng: Sắc uống ngày 01 thang chia sáng tối
Hiện
nay, chữa bệnh trĩ bằng thuốc đông y được rất nhiều người áp dụng. Tuy nhiên,
bài viết mang tính chất tham khảo. Mọi thông tin về dùng thuốc đều cần được các
bác sĩ thăm khám và chỉ định.
Nguồn: BacSiDongY.com