Dán veneer là một trong những phương pháp thẩm mỹ nụ cười bằng răng sứ được nhiều khách hàng ưa chuộng lựa chọn. Vậy dán veneer là gì? Có những ưu điểm nổi bật nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
Dán veneer là gì?
Phương pháp dán sứ Veneer cũng có thể được sử dụng trong điều trị một số vấn đề về thẩm mỹ. Cụ thể, những đối tượng nên dán răng sứ Veneer gồm:
Người sở hữu răng bị mòn cạnh;
Người có răng bị nứt, mẻ do chấn thương;
Người có răng mọc thưa, giữa các răng có khe hở;
Người bị lệch răng nhẹ, phát triển không đều, hình dạng bất thường;
Người có răng bị ố màu do hút thuốc, dùng thuốc kháng sinh hoặc tẩy trắng răng không có tác dụng.
Ưu điểm của phương pháp dán sứ veneer
Phương pháp dán sứ Veneer được đánh giá cao vì:
Độ thẩm mỹ cao: Phương pháp dán răng sứ làm thay đổi màu sắc, hình dáng và kích thước của răng, giúp răng đều và đẹp hơn. Đồng thời, màu sứ Veneer khá tự nhiên nên giúp bạn tươi tắn, tự tin hơn khi mỉm cười;
Ít tác động đến răng thật: Khi dán sứ Veneer, bạn chỉ cần mài rất ít mô răng nên không gây tổn hại tới răng. Đồng thời, phương pháp này hiếm khi gây chết tủy hay phải chữa tủy;
Đảm bảo chức năng ăn nhai: Nha sĩ chỉ mài ở mặt ngoài răng một chút khi dán sứ Veneer nên không tác động nhiều tới cấu trúc giải phẫu của mô răng. Do đó, chức năng ăn nhai của bạn sẽ không bị ảnh hưởng. Đặc biệt, phương pháp này không loại bỏ nhiều mô răng, không xâm lấn đến tủy răng nên hạn chế tối đa tình trạng ê buốt răng;
Độ bền cao: Dán răng sứ Veneer có độ bền cao với tuổi thọ trung bình 10 - 15 năm nếu được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề cao, phòng nha thiết bị hiện đại và người bệnh chăm sóc răng tốt.
Quy trình dán sứ Veneer
Kiểm tra răng: Nha sĩ sẽ kiểm tra xem hàm răng của bạn có phù hợp để thực hiện phương pháp dán sứ Veneer không. Đồng thời, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng của bệnh nhân, chụp phim X-quang nhằm kiểm tra các khiếm khuyết, xác định nguyên nhân hư tổn và số lượng răng cần phục hình. Trường hợp bị sâu răng, cao răng hoặc mất răng thì bác sĩ sẽ điều trị trước khi dán sứ;
Mài bớt men răng: Để chuẩn bị làm răng thì bác sĩ thường sẽ mài bỏ một lượng nhỏ men răng, tạo chỗ để dán sứ Veneer vào răng;
Lấy dấu hàm, chọn màu răng: Bác sĩ sẽ lấy dấu hàm răng bằng cao su lấy dấu, chọn màu sắc miếng dán sứ Veneer phù hợp với hàm răng của bệnh nhân;
Tạo hình mô phỏng cho Veneer: Mẫu lấy dấu hàm răng được gửi tới phòng labo nha khoa nhằm tạo hình mô phỏng sao cho mặt dán sứ phù hợp với răng bệnh nhân. Thời gian thực hiện thường mất vài ngày nên bác sĩ có thể gắn răng tạm cho người bệnh trong lúc chờ đợi;
Dán Veneer lên răng: Ở lần khám tiếp theo, bác sĩ sẽ đặt miếng Veneer lên răng bệnh nhân để kiểm tra mức độ phù hợp, điều chỉnh theo hình dạng của răng. Sau khi xử lý hoàn tất thì bác sĩ làm sạch răng, dán Veneer.
Khi dán sứ xong, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách vệ sinh răng miệng và có chế độ ăn uống hợp lý để răng duy trì được màu sắc lâu dài.
Trên đây là thông tin về phương pháp dán veneer bạn có thể tham khảo để khi muốn thực hiện làm răng sứ bằng veneer thì sẽ có được lựa chọn phù hợp với tình trạng của mình nhất.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/giai-dap-thac-mac-co-nen-boc-rang-sau-khi-lay-tuy/